• Họ: Clupeidae
  • Tên tiếng Anh: Laotian shad
  • Tên Khơ-me: Trey kbork
  • Tên Lào: Pa mak paang
  • Tên Thái: Pla mark phang
  • Tên Việt: Cá cháy Lào
  • Phân bố trên thế giới: loài đặc hữu của sông Mê Công.

 

Phân bố ở sông Mê Công: phân bố suốt hạ lưu sông Mê Công, có thể sang tận Trung quốc và My-an-mar, nhưng xem ra nó hiếm gặp trong vùng phân bố1. Trước đây nó là loài cá quan trọng đối với nghề cá ở thác Khôn. Mấy năm gần đây số lượng giảm mạnh (Roberts 1993b) và được liệt vào loài cá có nguy cơ trong sách đỏ của IUCN.





Tính ăn: ăn lọc, sống tầng giữa, thứcăn chủ yếu là cỡ rất nhỏ như phytoplankton hoặc vi khuẩn ở những nơi đặc biệt.

Kích thước: dưới 30 cm.

Kết cấu đàn: Ít nhất có 2 đàn Tenualosa thibaudeaui tồn tại ở sông Mê Công. Một đàn tập trung ở xung quanh Xay-a-bu-ry và trên thượng nguồn, một đàn khác ở hạ lưu sông Mê Công từ Đồng bằng sông Cửu Long đến Pak-san ở Lào. Đàn thứ hai có thể có 2 đàn nhỏ một ở trên và một ở dưới thác Khôn.

*Nơi cư trú quan trọng:


+Nơi đẻ trứng: nó đẻ vào lúc bắt đầu mùa mưa (chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 6). Trứng và ấu trùng được nước lũ mang đi đến vùng ngập. Yêu cầu bãi đẻ của chúng vẫn chưa biết rõ. Tuy nhiên, cũng như nhiều loài trong họ cá trích, người ta tin rằng nó đẻ ở tầng giữa trên dòng chính của sông.

Yêu cầu chủ yếu của bãi đẻ của chúng có thể là chỗ ở thượng nguồn cách nơi kiếm mồi một cự ly nhất định nhằm đảm bảo cho ấu trùng có thể trôi đúng đến nơi này.


+Nơi kiếm mồi: cá trẻ và chưa trưởng thành Tenualosa thibaudeaui kiếm ăn ở nơi cư trú vùng ngập. Nơi kiếm mồi chủ yếu của đàn cá hạ lưu là vùng ngập rộng lớn ở hệ thống sông Tông-lê Sáp Biển Hồ, Nam Căm-pu-chia và Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam. Nơi kiếm mồi của đàn thượng lưu chủ yếu liên quan tới vùng ngập của các sông nhánh chính như sông Song-khram1.

+Nơi ẩn náu: trong mùa khô, Tenualosa thibaudeaui sống ở nơi ẩn náu vực sâu trên sông Mê Công1. Đàn cá hạ lưu trải qua mùa khô ở vực sâu dọc đoạn từ Kra-chiê đến Stung Treng Bắc Căm-pu-chia.


Vòng đời: Sau khi đẻ, trứng và ấu trùng trôi theo dòng nước cuối cùng đến nơi kiếm ăn vùng ngập. Ấu trùng đi vào vùng ngập nhờ sự di chuyển bị động, cuốn theo chuyển động của dòng nước tràn qua bờ sông. Đối với đàn cá thượng nguồn, ấu trùng mới nở có thể dựa chủ yếu vào vùng ngập ven sông, các đảo ngập nước ở những khúc sông rộng (như quanh thác Khôn và trên đó, trên cửa sông Mun).

Khi bắt đầu mùa khô vào tháng 10, mức nước xuống làm tín hiệu cho cá di cư ra khỏi vùng ngập đi vào dòng chính của sông1. Cuối cùng, đến sông Mê Công bắt đầu di cư ngược dòng đến nơi ẩn náu mùa khô. Sự di chuyển này bị ảnh hưởng bởi tuần trăng. Bởi vì nó diễn ra chủ yếu vào lúc ngay trước khi và trong khi trăng tròn. Cuộc di cư này tiếp tục cho đến tháng hai.

Mùa mưa sau (tháng 5-6) các cá thể đã thành thục trong đàn được kích thích và tiến hành di cư sinh sản. Còn những cá thể chưa thành thục di cư xuôi dòng đến các vùng ngập (đàn hạ lưu) hoặc ngược dòng vào vùng ngập các sông nhánh chính (đàn thượng lưu, đàn trung lưu).


Nghề đánh cá: Loài cá này trong vài thập kỷ gần đây số lượng giảm rất nhiều, đương nhiên là do khai thác quá mức, đặc biệt lưới rê đã gây tổn hại lớn. Trước đây nó là loài cá khá phổ biến của sông Mê Công và được coi là cá quí. Hiện nay, vai trò của nó đối với nghề đánh cá rất hạn chế cho dù người ta vẫn bắt gặp nó xuất hiện ở chợ, đặc biệt là ở Căm-pu-chia.






Nguồn dẫn:

  • Uỷ hội sông Mê Công
  • Tài liệu:Phân bố và sinh thái một số loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mê Công
  • Các tác giả:A.F. Poulsen, K.G. Hortle, J. Valbo-Jorgensen, S. Chan, C.K.Chhuon, S. Viravong, K. Bouakhamvongsa, U. Suntornratana, N. Yoorong, Nguyễn Thanh Tùng, và Trần Quốc Bảo